Mực phun xăm là một yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả phun xăm. Nếu như tay nghề người thợ đóng vai trò chính yếu thì chất lượng mực cũng có vai trò không kém. Hiện nay trên thị trường có 3 loại mực chính: mực hữu cơ, vô cơ và hỗn hợp. Vậy chúng có gì khác biệt và nên sử dụng loại nào? Cùng MelMel Brows tìm hiểu ngay bên dưới nhé!
Mực phun xăm và tầm quan trọng
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến độ bền và màu sắc của phun xăm. Mực có tác dụng tạo màu sắc, độ đậm nhạt, độ tự nhiên… Khi lựa chọn mực nên chọn loại chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Đồng thời cũng nên tìm hiểu về thành phần và đặc tính để có lựa chọn phù hợp.
Mực hữu cơ
Là loại mực có thành phần từ hợp chất Carbon. Các nguyên tử Carbon liên kết thành chuỗi hoặc vòng tạo ra hạt sắc tố. Ngoài ra chúng còn được trộn với chất mang lỏng. Các hạt của mực hữu cơ thường nhỏ hơn so với mực vô cơ.
Mực vô cơ
Là loại mực có thành phần từ hợp chất oxit kim loại. Chính là kết quả phản ứng giữa các hạt kim loại và oxi. Mực vô cơ thường có hạt lớn hơn so với hữu cơ.
Mực hỗn hợp
Hầu hết mực phun xăm trên thị trường đều là mực hỗn hợp. Chúng là kết quả khi pha trộn giữa mực hữu cơ và vô cơ. Tỷ lệ giữa 2 loại sẽ khác nhau tùy vào nhu cầu cũng như kết quả mong muốn.
Do là hỗn hợp giữa hữu cơ và vô cơ nên chúng cân bằng được ưu – nhược điểm của cả hai. Thành phần loại nào nhiều hơn thì đặc điểm sẽ nghiêng về loại đó.
Đặc điểm của mực hữu cơ
Màu sắc
Mực hữu cơ có màu sắc tươi sáng, rực rỡ và sống động. Đặc biệt, chúng có dải màu rộng, đa dạng màu sắc khác nhau. Nhờ đó mà khi sử dụng mực hữu cơ, ta được nhiều lựa chọn hơn.
Độ bão hòa
Do có kích thước hạt mực nhỏ hơn, mực hữu cơ cần ít lượt đi để đạt độ bão hòa. Do đó cũng không có chỗ cho các sai xót vì dễ gây tình trạng bệt màu.
Độ bám màu
Cũng vì kích thước hạt nhỏ nên mực hữu cơ có khả năng bám màu tốt trong quá trình phun. Nhờ đó cần ít lần đi kim hơn, ít tốn công sức hơn. Tuy nhiên cần theo dõi và dặm lại dựa vào độ bám màu sau bong.
Độ phai màu
Tuy có khả năng bám ban đầu nhưng sau một thời gian, mực hữu cơ sẽ mờ dần. Bởi hợp chất từ Carbon và không có khả năng chống lại nhiệt, ánh sáng hay môi trường. Khi phai chúng sẽ có tone màu lạnh như xám hoặc xám xanh.
Lưu ý khi thực hiện
Dễ bị bão hòa nên cần kỹ thuật cao và kinh nghiệm khi thực hiện. Mặc dù cần ít đường kim và thời gian thực hiện. Nhưng đồng nghĩa với việc ít có sai xót. Đó là lí do mực hữu cơ không phù hợp với người mới.
Đặc điểm của mực vô cơ
Màu sắc
Mực vô cơ có màu sắc khá đục, mờ và thường là tone đất. Do có thành phần từ oxit kim loại nên không đa dạng màu sắc. Thường chỉ là những màu trầm cơ bản. Vì đó mà với mực vô cơ bạn cũng sẽ ít có lựa chọn về màu sắc.
Độ bão hòa
Do có kích thước hạt to hơn, mực vô cơ lâu bị bão hòa hơn. Đồng nghĩa với việc cần nhiều lượt đi kim và thời gian phun hơn. Đây cũng là lựa chọn hàng đầu của người mới học nghề hoặc chưa có nhiều kinh nghiệm.
Độ bám màu
Ngược lại với mực hữu cơ, chúng có độ bám màu khi phun không cao. Cần nhiều lượt kim để lắp đầy vùng phun xăm. Tuy nhiên bạn không nên dùng lực tay hoặc phun quá nhiều vào lần đầu tiên. Thay vào đó là theo dõi kết quả sau bong và hoàn thiện vào lần dặm sau.
Độ phai màu
Sắc tố vô cơ có khả năng chống lại phai màu cũng như tác động nhiệt, môi trường… Từ đó thời gian phai màu của chúng cũng được kéo dài. Thông thường chúng sẽ phai thành tone ấm: cam, nâu, đỏ.
Lưu ý khi thực hiện
Do khó bị bão hòa hơn so với mực hữu cơ, chúng cần nhiều đường kim hơn.Do đó mực vô cơ phù hợp thường được dùng để tập luyện. Và rất phù hợp cho người mới, chưa thành thạo kỹ thuật.
Đặc điểm của mực hỗn hợp
Màu sắc
Do được kết hợp từ mực hữu cơ và vô cơ, mực hỗn hợp có thể đạt nhiều sắc thái khác nhau. Màu sắc đa dạng, độ tươi khác nhau,… Để tạo ra màu sắc mong muốn, bạn cần pha trộn theo tỷ lệ phù hợp.
Độ bão hòa
Mực hỗn hợp có độ bão hòa cân bằng. Nhanh hơn mực vô cơ và chậm hơn mực hữu cơ.
Độ bám màu
Mực hỗn hợp có độ bám cân bằng do được pha trộn giữa 2 loại. Cũng như các loại mực khác, cần thực hiện đúng kỹ thuật. Sau đó tiến hành theo dõi và dặm lại sau khi bong.
Độ phai màu
Cũng như các yếu tố trên, mực hỗn hợp có thời gian phai màu cân bằng. Và màu sắc khi phai của chúng khá lý tưởng. Đó là những màu trung tính, hoặc nghiêng ấm/nghiêng lạnh tùy vào tỷ lệ pha.
Lưu ý khi thực hiện
Hầu hết mực phun xăm trên thị trường đều là mực hỗn hợp. Tuy nhiên bạn có thể lựa chọn nghiêng hữu cơ hoặc vô cơ tùy nhu cầu. Nói chung, màu tốt nhất khi bạn thoải mái và tạo ra sản phẩm đẹp nhất. Tuy nhiên, mỗi loại có tính chất và tác động khác nhau. Bạn nên rèn luyện bản thân và thử nhiều loại để chọn “chân ái” cho mình nhé!
Bảng tổng hợp
Đặc điểm | Mực Hữu Cơ (Organic) | Mực Vô Cơ (Inorganic) | Mực hỗn hợp (Hybrid) |
Nguồn gốc | Thành phần từ hợp chất gốc carbon. | Thành phần khoáng chất (oxit sắt, titan dioxide,…). | Hỗn hợp giữa Organic và Inorganic theo tỷ lệ khác nhau tùy vào nhu cầu. |
Kích thước hạt mực | Nhỏ hơn. | Lớn hơn. | Có Nhỏ có To. Đang rất phổ biến. |
Màu sắc | – Tươi sáng, rực rỡ.
– Dải màu rộng. Đa dạng sự lựa chọn và dễ dàng pha chế màu mới. |
– Tông Đất, đục và mờ.
– Ít màu sắc hơn. Thường chỉ có những màu trầm cơ bản. |
– Rất nhiều màu sắc đa dạng.
– Độ trong đục khác nhau. Tối ưu độ sáng, độ mờ, độ tươi,… |
Độ Bão Hòa | Dễ bão hòa màu hơn, cần ít lượt đi kim hơn | Khó bão hòa màu hơn, cần nhiều lượt đi kim hơn | Dễ bão hòa màu, cần ít lượt đi kim |
Tone màu khi phai | Đa số sẽ để lại tông lạnh: xám hoặc xám xanh | Đa số sẽ để tông ấm: màu cam, nâu, đỏ | Đa số sẽ để lại màu trung tính, có thể xanh, xám, nâu, đỏ (Tùy vào công thức pha) |
Độ Loang Màu | Cao hơn
Kích thước nhỏ hơn và dễ dàng hấp thụ vào da hơn |
Thấp hơn
Kích thước lớn hơn và khó hấp thụ vào da hơn |
Tương Đối Thấp Cân bằng |
Độ Bền màu | Dễ phai màu hơn | Khó phai màu hơn
Khả năng chống phai màu, không bị ảnh hưởng bởi nhiệt, ánh sáng, môi trường. |
Độ bền ổn định và cân bằng |
Loại Da phù hợp | Da khỏe, mịn, trắng sáng. | Da yếu, da mỏng | Da yếu, da mỏng, da sẹo , da dầu, da bị bào mòn, lỗ chân lông to |
Ứng Dụng | Vùng da mỏng như môi, nhũ hoa | Mày | Mày, môi, mí |
Xóa dung dịch M-Removal – Xóa Laser | Cần ít lần hút mực M-Removal và xoá Laser hơn | Cần nhiều lần hút mực M-Removal và xoá Laser hơn | Hút mực M-Removal và xóa Laser tương đối ít lần hơn Inorganic và nhiều lần hơn Organic |
Phần kết
Bài viết đã mang đến thông tin tổng quan về 3 loại mực phổ biến hiện nay. Đó chính là mực hữu cơ, vô cơ và hỗn hợp. Mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng và phù hợp từng nhu cầu khác nhau.
Khi lựa chọn mực phun xăm cần cân nhắc kỹ nhu cầu và sở thích của Khách Hàng. Đồng thời cũng không nên bỏ qua sở trường của bản thân. Ngoài ra, cần tìm hiểu kỹ về nguồn gốc mực và lựa chọn thường hiệu uy tín.